Với nền giáo dục có chất lượng giảng dạy vượt trội, nền văn hóa đa dạng, chi phí sinh hoạt có phần dễ chịu hơn các quốc gia khác. Canada đang là một điểm đến du học hàng đầu của các du học sinh Việt Nam nói riêng và du học sinh trên toàn thế giới nói chung. Thế nhưng không phải ai cũng có đủ thông tin, thời gian để tìm hiểu các bước làm visa du học Canada. Hiểu được điều đó Intulink sẽ chia sẻ cho bạn toàn bộ các quy trình để có được tấm visa Canada ngay trong bài viết dưới đây.
1. Visa du học Canada là gì?
Student visa hay visa du học Canada là loại visa được cấp cho du học sinh đến Canada với mục đích học tập trong một thời hạn nhất định. Visa này có thể chỉ có hiệu lực cho một lần nhập cảnh, cũng có thể có hiệu lực cho nhiều lần nhập cảnh. Thời hạn thường tối thiểu là 6 tháng và tối đa không quá thời gian theo học tại Canada trong giấy phép học tập của bạn.
2. Điều kiện để xin visa Canada

Để hoàn thành có thể xin visa du học Canada bạn cần đáp ứng những điều kiện tối thiểu sau:
- Bạn đã được chấp nhận bởi một học viện được chỉ định (DLI).
- Bạn cần chứng minh tài chính để trả học phí, chi phí sinh hoạt.
- Bạn cần chứng minh lý lịch rõ ràng, không có tiền án tiền sự.
- Bạn cần làm kiểm tra sức khỏe, xuất trình giấy chứng nhận y tế để đảm bảo sức khỏe.
- Đảm bảo với nhân viên rằng bạn sẽ rời Canada sau khi hoàn thành việc học.
Bên cạnh đó hiện nay Canada có mở chương trình SDS tên đầy đủ là Study Direct Stream – chương trình visa ưu tiên dành cho sinh viên tại năm quốc gia Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Philippines. Chương trình này giảm bớt đáng kể các thủ tục liên quan đến việc chứng minh tài chính. Với những sinh viên giỏi mong muốn được du học Canada nhưng không có khả năng chứng minh tài chính hoặc gặp khó khăn trong việc chứng minh tài chính với đại sứ quán thì đây là một chương trình rất phù hợp để bạn thực hiện ước mơ du học.
3. Hồ sơ xin visa du học Canada cần những gì?
Để hoàn thiện bộ hồ sơ xin visa du học Canada của mình, bạn cần những giấy tờ sau:
- Giấy phép học tập – Study Permit
- Thư chấp nhận : Một lá thư được gửi bởi trường xác nhận việc chấp nhận của bạn vào chương trình học của bạn.
- Bằng chứng Hỗ trợ Tài chính : Bằng chứng rằng bạn có tiền để hỗ trợ bản thân và bất kỳ thành viên nào trong gia đình đi cùng bạn. Bạn phải chứng minh rằng bạn có thể trang trải học phí cũng như chi phí sinh hoạt (ăn ở, ăn uống, v.v.) cho năm đầu tiên ở Canada.
- Giấy tờ tùy thân : Giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, hộ chiếu.
3.1 Giấy phép học tập
Study Permit (hay còn gọi giấy phép du học) là một tài liệu được cấp bởi các cơ quan nhập cư Canada cho phép cho sinh viên nước ngoài học tập tại đây. Nói cách khác, sinh viên quốc tế không thể học tập tại Canada mà không có giấy phép học tập hợp lệ. Bên canh đó, sinh viên có được giấy phép học tập chỉ được phép đăng ký vào các trường được chỉ định DLI.
Trước khi nộp đơn xin giấy phép học tập tại văn phòng thị thực Canada, trước tiên bạn phải nhận được thư chấp nhận từ một Học viện Học tập được Chỉ định (DLI). Giấy phép du học của bạn không phải là thị thực, có được study permit không có nghĩa phép bạn nhập cảnh vào Canada.
Có bốn giai đoạn để có được giấy phép du học Canada
B1: Kiểm tra tính đủ điều kiện của bạn
- Đảm bảo bạn đáp ứng các yêu cầu về tính đủ điều kiện để được cấp giấy phép du học Canada. Bạn yêu cầu thư chấp nhận từ DLI, bằng chứng hỗ trợ tài chính, cũng như nhiều loại tài liệu khác nhau tùy thuộc vào quốc tịch và nơi cư trú của bạn.
B2: Chuẩn bị hồ sơ
- Nếu bạn đáp ứng tất cả các yêu cầu về tính đủ điều kiện thì bạn có thể chuẩn bị đơn xin giấy phép du học của mình. Đảm bảo rằng bạn đã thu thập tất cả các tài liệu cần thiết cho quốc gia của bạn.
B3: Nộp đơn xin giấy phép du học
- Bạn có hai lựa chọn khi nộp đơn: Nộp đơn điện tử: Tạo một tài khoản trên trang web Nhập cư, Người tị nạn và Quốc tịch Canada (IRCC). Bạn có thể nộp đơn theo phương thức điện tử bằng cách sử dụng bản scan hoặc bản sao điện tử của các tài liệu. Nộp đơn trên giấy: Soạn đơn của bạn dưới dạng bản cứng, sau đó gửi qua đường bưu điện đến Trung tâm Tiếp nhận Thị thực (VAC) được chỉ định tại quốc gia của bạn.
- Nếu giấy phép của bạn được chấp thuận, chính phủ Canada sẽ cấp cho bạn Thư đồng ý Cảng nhập cảnh. Bạn phải giữ lá thư này, xuất trình cho nhân viên hải quan ngay khi bạn đến Canada để xin giấy phép du học.
- Hiện nay thời gian xét visa du học canada đang kéo dài khoảng 11 tuần. Chính phủ Canada cũng khuyến khích du học sinh nộp đơn trực tuyến cho dù bạn đang ở ngoài Canada hay đã ở Canada. Nếu bạn không thể nộp đơn trực tuyến vì khuyết tật hoặc vì có vấn đề với đơn đăng ký trực tuyến , bạn có thể nộp đơn trên giấy.
- Nên lưu ý rằng, lệ phí nộp visa & study permit thường đi liền với nhau, hiện nay lệ phí để nộp hồ sơ xin study permit của Canada đăng là $150 CAD. Qua đó, để nhận được visa du học Canada, các bạn trẻ sẽ cần trả lời một số câu hỏi và khai một số thông tin sơ yếu trên website CIC.
3.2 Giấy tờ tùy thân

- CMND/CCCD của học sinh và cha mẹ.
- Hộ khẩu gia đình (nguyên cuốn).
- Giấy khai sinh.
- Giấy đăng ký kết hôn (đối với trường hợp đã lập gia đình).
- Hộ chiếu (thời hạn tối thiểu 6 tháng).
- Phiếu lý lịch tư pháp số 2.
- Hình 4 tấm (khổ 4×6 quốc tế nền trắng, thời hạn tối thiểu 6 tháng).
3.3 Bằng chứng về việc bạn đã được nhận vào DLI
Thư mời nhập học/ thư chấp nhận học của các trường thuộc hệ thống DLI tại Canada – LOA (bao gồm chương trình học, cấp bậc, ngày nhập học cuối cùng, ngày bắt đầu học/ ngày kết thúc học, học phí) sẽ là một điểm cộng lớn cho bộ hồ sơ của bạn.
- Học bạ/ bảng điểm đại học, cao đẳng (trong vòng 2-3 năm).
- Bằng tốt nghiệp (Cấp 2 / Cấp 3 / Trung cấp / Cao Đẳng / Đại học).
- Giấy xác nhận sinh viên – thẻ sinh viên (đối với trường hợp đang là sinh viên).
- Giấy xác nhận việc làm + Hợp đồng lao động (đối với trường hợp đã tốt nghiệp đi làm).
- Chứng chỉ tiếng Anh (IELTS/ TOEFL).
- Các loại bằng cấp, giấy khen khác (nếu có).
- Thư giải trình (kế hoạch học tập, định hướng nghề nghiệp).
3.4 Bằng chứng Hỗ trợ Tài chính
- Giấy xác nhận số dư ngân hàng (tối thiểu 800.000.000 VNĐ).
- Bảng sao kê ngân hàng (thời hạn tối thiểu 4 tháng).
- Sổ tiết kiệm ngân hàng (tối thiểu 600.000.000 VNĐ).
- Thu nhập của người bảo trợ/ người bảo lãnh tài chính (tối thiểu 50.000.000 VNĐ/ 1 tháng).
- Tài sản khác (bao gồm đất đai, nhà cửa, xí nghiệp, chung cư, ô tô…).
- Sau khi bạn có thư chấp nhận của mình, bạn có thể hoàn thành và nộp đơn xin giấy phép du học.
4. Tip đậu visa
Hiện nay Canada vẫn đang áp dụng hình thức xét visa chứ không phỏng vấn visa du học Canada tại lãnh sự quán. Tuy nhiên nếu bạn có một bộ hồ sơ chỉn chu thì sẽ giúp giảm khả năng không được xét duyệt visa. Những yếu tố bạn cần quan tâm cải thiện cho bộ hồ sơ của mình xoay quanh các vấn đề:
- Kế hoạch học tập và chọn trường
- Trình độ học vấn
- Tình trạng tài chính
- Kế hoạch sau tốt nghiệp
4.1 Kế hoạch học tập và chọn trường thích hợp với khả năng cá nhân

Bạn nên chuẩn bị một lá thư trong đó bày tỏ nguyện vọng của mình khi đến Canada du học. Cho lãnh sự quán thấy được cụ thể bạn sẽ làm gì ở Canada, lý do bạn chọn Canada là điểm đến du học, ngôi trường bạn chọn có điểm vượt trội nào khiến bạn yêu thích,…
Bên cạnh đó, kế hoạch học tập cũng là một yếu tố quyết định lớn đến việc đậu hay rớt visa du học Canada của bạn. Thông tin này cần bao quát được quá trình học tập, kết quả học tập nên tốt và ổn định trong suốt quá trình học tập. Hãy thành thật với lãnh sự quán nếu quá trình học tập của bạn bị gián đoạn hoặc có năm trống. Bạn có thể giải thích rằng do bạn cần đi học Tiếng Anh, chuẩn bị hồ sơ, rèn luyện hay học một môn học thú vị nào đó.
4.2 Tình trạng tài chính
Bên cạnh đó, bạn cũng cần chứng minh được khả năng chi trả các khoản phí bắt buộc trong suốt quá trình học tập tại Canada.
Nếu chuẩn bị kỹ hơn bạn có thể chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Sổ tiết kiệm có giá trị ít nhất là 5.000 USD
- Xác nhận của ngân hàng về số dư sổ tiết kiệm tại thời điểm hiện tại
- Các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản của người bảo trợ như: Sổ đỏ, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các tài sản có giá trị khác.
4.3 Chuẩn bị kỹ kế hoạch sau tốt nghiệp
Một trong những lý do khiến quy trình xin visa du học canada không thuận lợi là du học sinh không thể hiện được rằng mình sẽ quay trở về Việt Nam sau khi hoàn thành chương trình học. Do đó, trong hồ sơ của mình, bạn cần có các giấy tờ chứng minh với mốc thời gian nhập học, kết thúc học kì, thời hạn thị thực… nhằm đảm bảo không ở lại quá thời gian cho phép. Đồng thời, bạn cũng nên vạch ra kế hoạch và triển vọng sau khi tốt nghiệp bạn sẽ quay trở lại Việt Nam để tiếp quản sự nghiệp của gia đình hoặc các lý do tương tự khác.
5. Những lý do thường gặp khiến bạn bị rớt visa
5.1 Kết quả học tập và trình độ tiếng Anh không quá xuất sắc
Thông thường, khi nhập học tại các trường Canada, bạn cần hoàn thiện học bạ có học lực mức trung bình – khá bằng điểm trung bình (GPA). Mặt khác, lộ trình học trong quá khứ của bạn cũng phải chứng minh được tính liên tục và đan xen các hoạt động ngoại khóa để tạo thêm điểm nhấn đặc sắc cho bộ hồ sơ. Chưa dừng lại ở đó, khả năng tiếng Anh được thể hiện bằng chứng chỉ International English Language Testing System (IELTS) từ 6.0 trở lên cho mỗi kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết cũng được tính đến làm yếu tố quyết định xem liệu bạn có đủ khả năng học tập tại Canada hay trượt visa du học Canada.
5.2 Không có thư mời nhập học từ các trường tại Canada

Thư mời nhập học từ các trường thuộc hệ thống DLI là một trong những yếu tố quan trọng giúp tăng tỉ lệ đậu visa du học Canada. Khi xét nguyện vọng phù hợp với yêu cầu đầu vào của trường, bạn sẽ xin thư mời nhập học từ trường. Việc xin thư mời nhập học không chỉ làm cho mục đích du học của bạn rõ ràng, tăng khả năng xét duyệt visa mà còn là một lợi thế cạnh tranh trong cuộc đua “săn” học bổng.
5.3 Kế hoạch học tập không rõ ràng, thiếu tính thuyết phục
Xây dựng kế hoạch học tập được xem như hành trang mang tính cốt lõi, xuyên suốt chặn đường du học của bạn. Kế hoạch học tập càng chi tiết thì cuộc sống hay quá trình học của bạn sẽ dễ dàng, thuận tiện hơn. Nếu bạn không nêu rõ kế hoạch học tập, chưa xác định chương trình học hay ngành học thiếu thuyết phục thì mục đích sang Canada để du học sẽ khiến bên lãnh sự hoài nghi.
5.4 Tài chính cản bước làm visa du học Canada
Với chương trình du học SDS, bạn không cần chứng minh tài chính nhưng bạn phải có Giấy chứng nhận đầu tư đảm bảo – GIC đi kèm với hóa đơn đóng tiền học. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bạn vẫn cần phải chứng minh khả năng tài chính của bản thân nếu bạn không đủ điều kiện đáp ứng cho chương trình du học SDS. Như vậy, bạn cần lập ra kế hoạch tài chính một cách đúng đắn, chia nhỏ chi phí cho từng khoản chi tiêu như nhà ở, sinh hoạt, đi lại…
5.5 Thiếu kiến thức về thủ tục, quy trình
Đối với visa du học, bạn sẽ cần chuẩn bị hàng tá giấy tờ bắt buộc nên việc tìm hiểu thêm kiến thức về từng loại là rất quan trọng. Nhiều trường hợp bị từ chối cấp thị thực do thiếu hoặc sắp xếp hồ sơ không theo trật tự nhất định.
Đảm bảo chuẩn bị đầy đủ giấy tờ một cách khôn ngoan và rõ ràng, như vậy quy trình xét duyệt sẽ trở nên dễ dàng hơn. Mặt khác, thời gian nộp đơn xin visa du học cũng đóng vai trò quyết định liệu bạn sẽ được chấp nhận hay từ chối. Nếu bạn nộp hồ sơ muộn hoặc bỏ lỡ thời hạn nộp hồ sơ thì việc rớt visa là hiển nhiên.
5.6 Khai thông tin không thành thật
Đây có thể xem là một lỗi lớn và rất thường gặp của sinh viên Việt Nam. Để hồ sơ của mình “đẹp” hơn trong mắt lãnh sự quán nhiều bạn chọn cách nói quá lên hoặc che dấu, làm mập mờ đi các giấy tờ về tài sản cũng như quá trình học tập của mình. Nhưng các Lãnh sự quán đều có một hệ thống xác nhận thông tin cực kỳ chính xác, mọi thông tin bạn đưa ra đều được xác nhận lại một cách rõ ràng. Nếu lãnh sự quán phát hiện có sự không thành thật họ có thể đánh rớt ngay lập tức hồ sơ của bạn. Thậm chí với những trường hợp nặng hơn, bạn có thể bị cấm nộp hồ sơ xin visa vào Canada trong 5-10 năm.
6. Xử lý việc bị trượt visa du học Canada

Việc bị trượt visa là điều không ai mong muốn, tuy nhiên nếu không may thì bạn đừng quá lo lắng. Hiện nay, không có quy định về thời hạn nộp hồ sơ xin visa sau khi trượt visa. Nhưng hãy đảm bảo rằng khi nộp lại lần tiếp theo, hồ sơ của bạn đã khắc phục điểm yếu được nêu rõ nguyên do từ lần trượt trước đó.
Bởi vì chắc chắn rằng nếu bạn đã từng trượt thì Lãnh sự quán sẽ xem xét rất kỹ hồ sơ của bạn nộp hồ sơ xin Visa vào những lần sau. Và tất nhiên nguyên nhân trượt Visa lần trước phải được cải thiện, đồng thời khẳng định nguyện vọng, khả năng cũng như điều kiện bản thân hoàn toàn phù hợp để theo học tại Canada. Để đảm bảo các bạn có thể chuẩn bị hồ sơ một cách tốt nhất, hãy tìm kiếm một đơn vị uy tín, hỗ trợ bạn xử lý những điểm còn hạn chế trong hồ sơ, giúp bạn an tâm hơn trong lần nộp hồ sơ sau.
7. Instulink – đơn vị tư vấn du học hàng đầu
Với đội ngũ chuyên viên tư vấn được đào tạo bài bản cùng bề dày kinh nghiệm thực tế. Qua gần một thập kỷ hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ làm visa du học canada, Instulink đã hỗ trợ hàng nghìn học sinh, sinh viên Việt Nam du học thành công. Nhiều bạn hiện nay đang đảm nhiệm những vị trí quan trọng tại các tập đoàn quốc tế hoặc thành công rực rỡ với doanh nghiệp của riêng mình sau quá trình học tập và thực hành tại các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến.
Chúng tôi có kinh nghiệm xử lý thành công hàng ngàn hồ sơ xin visa du học, đồng hành cùng các bạn học sinh trong công việc định hướng ngành học, hướng nghiệp thành công. Không những vậy, đối với các bạn học sinh ở tỉnh thành được liệt vào vùng khó như Quảng Trị, Quảng Ngãi, Quảng Bình,…hay học sinh đã từng trượt visa trước đây. Instulink cũng đồng hành để mở lại cánh cổng bước chân đến ước mơ du học.
8. Kết luận
Hy vọng qua bài viết này bạn đã có cho mình những thông tin hữu ích về visa du học Canada. Có thể thấy khi đã tìm hiểu kỹ càng thì việc du học Canada không còn là quá khó. Qua đó bạn có thể tự tin chuẩn bị hồ sơ xin visa du học Canada cho chính bản thân mình. Nếu còn chưa sẵn sàng hoặc cần sự hỗ trợ để xử lý hồ sơ cho bản thân, hãy liên hệ ngay với Instulink để được hỗ trợ ngay nhé. Mọi thắc mắc bạn có thể liên hệ đến Hotline 1800 6792 để được giải đáp nhé.