Nhiều bạn đau đầu vì không biết đến mẹo học trật tự tính từ trong tiếng Anh. Việc này dẫn đến tốn thời gian trong quá trình học cũng như tăng khả năng sai khi giải bài tập. Để khắc phục điều này, Instulink sẽ hướng dẫn bạn thứ tự cũng như cách mẹo học tiếng Anh dễ nhớ.
1. Các hậu tố giúp nhận biết tính từ

Dù không phải 100% các từ cho những hậu tố sau đều là tính từ. Tuy nhiên, bạn có thể dựa vào những nhóm đuôi phổ biến để xét là tính từ:
- Ful: joyful, playful, colorful, delightful.
- Ive: talkative, sensitive, creative, decisive.
- Able: likable, miserable, comfortable, knowledgeable.
- Ous: marvelous, adventurous, courageous, mysterious.
- Cult: occult, tumultuous, tumultuous.
- Ish: foolish, stylish, childish, girlish.
- Ed: confused, satisfied, amazed, worried.
- Y: rainy, snowy, friendly, healthy.
- Al: industrial, personal, emotional, historical.
2. Phân biệt các chức năng của tính từ
Tính từ mô tả thông tin của danh từ
Loại tính từ này thường thể hiện màu sắc (color), nguồn gốc (origin), chất liệu (material) và mục đích (purpose), chúng có vị trí đứng gần sát với danh từ nhất. Nếu 1 câu có tất cả các tính từ thì thứ tự xuất hiện của nó sẽ như sau:
Màu sắc (color) -> Nguồn gốc (origin) -> Chất liệu (material) -> Mục đích (purpose) -> Danh từ (noun)
Purple Indian silk pillow covers: (Bộ vỏ gối màu tím, nguồn gốc từ Ấn Độ, được làm từ lụa, dùng để bọc nệm gối)
Tính từ khách quan hàng 2
Những tính từ chỉ kích cỡ (size), chiều dài (length) và chiều cao (height)… thường đặt trước các tính từ chỉ màu sắc, nguồn gốc, chất liệu và mục đích.
Ví dụ:
A small metal coffee table (Một chiếc bàn cà phê nhỏ bằng kim loại)
An antique silver mirror (Một chiếc gương cổ bằng bạc)
Tính từ chủ quan mang tính phán xét
Những tính từ mang tính chất phán xét có vị trí đứng xa danh từ nhất. Cụ thể loại này mô tả sự phê phán (judgements), thái độ (attitudes), quan điểm cá nhân (personal points of view).
Ví dụ:
Adorable tiny golden earrings (Những chiếc bông tai vàng nhỏ xinh dễ thương)
An elegant slender silver bracelet (Một chiếc vòng cổ bạc thanh lịch)
Mẹo học trật tự tính từ trong tiếng Anh
Sau khi phân tách tính từ thành từng nhóm vị trí khác nhau, bạn có thể gặp tình trạng khó nhớ thứ tự. Vậy nên, Instulink sẽ hướng dẫn mẹo học tốt tiếng Anh theo quy tắc OPSACOMP. Nếu cụm này vẫn còn khó nhớ, bạn chuyển nó thành 1 dạng “câu thần chú”: “Ông(OP) – Say (S) – Ăn (A) – Súp (S) – Của (C) – Ông (O) – Mập (M) – Phì (P)”.

Trong đó, những chữ cái đầu tượng trưng cho các tính từ diễn đạt điều sau:
- Opinion: Chỉ quan điểm, sự đánh giá. Ví dụ: fantastic, awful, amazing, boring,…
- Size: Tính từ chỉ kích cỡ. Ví dụ: massive, tiny, short, tall…
- Age: Tính từ chỉ độ tuổi. Ví dụ: ancient, modern, old, young,…
- Shape: Tính từ chỉ hình dạng. Ví dụ: oval, square, circle,…
- Color: Tính từ chỉ màu sắc. Ví dụ: green, red, light blue, dark brown ….
- Origin: Tính từ chỉ nguồn gốc, xuất xứ. Ví dụ: European, African, Middle Eastern, Vietnamese…
- Material: Tính từ chỉ chất liệu. Ví dụ: glass, wooden, leather, steel, silk…
- Purpose: Tính từ chỉ mục đích, tác dụng. Ví dụ: decorative, functional, practical,…
Không phải bất kỳ câu nào cũng có đầy đủ các yếu tố trên, bạn chỉ cần dựa theo thứ tự để sắp xếp hợp lý. Để hiểu hơn, bạn cần xem thêm 1 số ví dụ sau:
Chúng ta hãy cùng làm một số ví dụ để nắm vững trật tự tính từ này nhé.
A stunning antique Japanese vase. [opinion – age – origin] (một lọ hoa Nhật cổ tuyệt đẹp)
A large circular red rug. [Size – shape – color] (một chiếc thảm đỏ tròn lớn)
Several sleek modern Korean cars [Size – age – origin] (một số chiếc ô tô Hàn Quốc hiện đại mảnh mai)
An excellent vintage French wine [opinion – age – origin] (một loại rượu vang Pháp cổ cực phẩm)
I purchased a pair of brown suede gloves [color – material] (tôi đã mua một đôi găng tay da lộn màu nâu)

3. Quy tắc sử dụng dấu phẩy giữa các tính từ
Quy tắc sử dụng dấu phẩy giữa các tính từ thường ít người để ý nhưng nếu không vận dụng đúng có thể làm sai lệch nghĩa của câu. Cụ thể, các tính từ cùng loại thì cách nhau bởi dấu phẩy và đặt trước danh từ. Trường hợp khác loại thì không cần đặt dấu phẩy mà nên đặt theo thứ tự như Instulink hướng dẫn trong phần trước.
Mẹo học tiếng Anh nhớ lâu chính là cùng Instulink xét 2 ví dụ dưới đây:
Loại 1: I found a small, round, and colorful Mexican plate in the kitchen.
Small, adj: nhỏ → tính từ chỉ kích cỡ
Round, adj: tròn → tính từ chỉ hình dạng
Colorful, adj: sặc sỡ → tính từ chỉ màu sắc
Mexican, adj: thuộc về Mexico → tính từ chỉ nguồn gốc
⇒ Tính từ cùng loại nên cần phải ngăn cách bằng dấu phẩy.
Loại 2: John has an old wooden fishing boat.
Old, adj: cũ → tính từ chỉ độ tuổi
Wooden, adj: làm từ gỗ → tính từ chỉ chất liệu
Fishing, adj: thuộc về câu cá → tính từ chỉ mục đích
Boat, noun: thuyền → danh từ
⇒ Tính từ khác loại với danh từ nên không cần sử dụng dấu phẩy.
Những lưu ý khi đặt dấu phẩy:
Không đặt dấu phẩy giữa tính từ cuối cùng và danh từ:
- Soft blue blanket – Đúng
- Soft blue, blanket – Sai
Không đặt dấu phẩy giữa từ hạn định và tính từ:
- My old red car – Đúng
- My old, red car – Sai
Khi từ cuối cùng trong cụm từ, mệnh đề hoặc câu là 1 tính từ thì bạn cần thêm “and” vào trước tính từ đó:
- The restaurant was dimly lit and cozy.
- She was such a talented, vibrant, and charming actress.

Mẹo học trật tự tính từ trong tiếng Anh sẽ giúp tối ưu thời gian và hiệu quả trong quá trình tìm hiểu ngoại ngữ. Ngoài bí kíp này, Instulink còn nhiều kiến thức bổ ích khác chờ bạn khám phá. Vậy nên hãy xem thêm những chủ đề mẹo học ngữ pháp tiếng Anh để có phương pháp phù hợp!
Thông tin liên hệ:
Hotline: 1800 6792
Email: marketing@instulink.edu.vn
Website: instulink.edu.vn