Chia sẻ kinh nghiệm ôn ielts 9.0 listening của mẹ bỉm sữa

11 January 2022
blog image

Không có quá nhiều thời gian ôn thi Ielts. Vậy thì tham khảo ngay kinh nghiệm ôn Ielts của bà mẹ bỉm sữa sau nhé! Làm sao để có thể đạt điểm cao?

Theo Khung Tham chiếu Ngôn ngữ Chung Châu Âu (CEFR), người đạt trình độ IELTS 7.5 tương ứng với cấp C1 Advanced.

Trình độ anh ngữ C1 cho phép bạn thực hiện đầy đủ các năng lực trong công việc hay trong một môi trường học thuật, hoàn toàn tự chủ tại một nước nói tiếng Anh bản ngữ. Cụ thể, bạn:

  • Có thể hiểu được nhiều loại văn bản dài và khó hiểu, và nhận ra ý nghĩa tiềm ẩn.
  • Có thể diễn đạt các ý tưởng một cách trôi chảy và tự nhiên mà không bộc lộ rõ việc đang tìm từ ngữ
  • Có thể sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt và hiệu quả cho các mục đích xã hội, học thuật và công việc.
  • Có thể viết các văn bản rõ ràng, chi tiết và có cấu trúc tốt về các chủ đề phức tạp, làm chủ việc sử dụng các mô hình tổ chức, từ nối và phương tiện liên kết.

Nói cách khác, với chứng chỉ IELTS 7.5, bạn sẽ đủ khả năng sinh sống, học tập trong môi trường của người bản xứ một cách thuần thục và tự nhiên. Các nhà tuyển dụng,… đều sẽ đánh đánh giá trình độ tiếng anh của bạn ở loại ưu.

Tuy nhiên, để đạt được 7.5 IELTS không hề dễ dàng, nhất là với những người đang đi làm hay những bà mẹ bỉm sữa. Phần Ielts Listening không bị đánh giá là quá khó nhưng để đạt điểm điểm tuyệt đối thì là điều gần như không tưởng. Thế mà bà mẹ bỉm sữa Trần Hải Yến đã tự học và đạt 9.0 điểm Listening.

Cùng lắng nghe chia sẻ trực tiếp của chị Yến để đúc rút kinh nghiệm cho bản thân mình bạn nhé!

1. Xuất phát điểm của mẹ bỉm sữa

Chào các bạn, mình là Trần Hải Yến, một bà mẹ bỉm sữa chính hiệu. Mình có tham gia mấy nhóm tự học Ielts cũng lâu rồi và học được rất nhiều kinh nghiệm của các cao thủ trong nhóm. Hôm nay, mình cũng muốn chia sẻ đôi chút kinh nghiệm ôn thi 9.0 Listening để mọi người cùng tham khảo. Phương pháp có thể phù hợp với người này nhưng không hiệu quả với người kia nên mong các bạn xem xét kĩ lưỡng.

Yến bắt đầu ôn thi IELTS từ tháng 5/2019 và quyết tâm thi lại lấy chứng chỉ vào 12/2019.

Mình đã thi IELTS lần 1 từ năm 2013 (cách đây rất lâu rồi, và tất cả các kỹ năng đều đạt 6.5). Thời điểm đó mình nhận thấy mình chưa có sự đầu tư nghiêm túc và sự chăm chỉ cần thiết, nên mình chỉ học và ôn trong 1 tháng, điểm vẫn dậm chân tại chỗ sau 1 tháng ôn thi.

Mình quyết tâm thi lại với mục tiêu đạt 7.5 để phục vụ cho công việc sắp tới của mình, trung bình mỗi ngày mình dành ra khoảng 2-3h để học, vì ban ngày mình còn đi làm cả ngày, tối về lại có con nhỏ).

2. Mình đã ôn 9.0 Listening thế nào? Kinh nghiệm ôn Ielts

kinh nghiệm ôn ielts luyện thi

 

Đây là kỹ năng mình tự tin nhất, vì khi luyện đề Cam ở nhà, mình đã đạt 9.0 (40/40 câu rồi). Nên đến khi thi thật, mình cũng đạt 9.0 ở kỹ năng này. Tuy nhiên, để đạt được số điểm này, thì cần có cả 1 quá trình. Mình cũng có làm file theo dõi tiến độ và hiểu rằng điểm số của bạn chỉ thực sự cải thiện khi bạn dành đủ thời gian, và không thể nóng vội. Mình cũng đi từ 30 câu đúng, lên 32 câu, rồi 33 câu, 35 câu và cuối cùng là 40 câu. Mình nghĩ kỹ năng này điểm mình cao nhất đơn giản vì mình dành nhiều thời gian cho nó nhất.

2.1 Nguồn nghe

Mình chỉ luyện nghe trong bộ đề Cam, từ Cam 7 đến 14. Thực sự có nhiều cao thủ lựa chọn nghe tự nhiên theo các chủ đề mà mình yêu thích qua các video trên Youtube, nhưng mình thấy phương pháp này không phù hợp với mình. Mình muốn luyện nghe theo đúng bộ Cam, rồi làm đi làm lại tất cả các bài test trong đó, mình nghe hết 1 lượt rồi mình lại nghe lại lượt thứ 2 từ Cam 7 đến Cam 14 thì đi thi.

Theo mình, khi làm đề trong Cam, vừa giúp mình luyện kỹ năng nghe, đồng thời còn giúp mình tự rút ra chiến thuật làm bài của riêng mình, và rèn luyện kỹ năng làm bài, phản xạ làm bài. Hơn nữa, một số từ vựng trong bài nghe IELTS còn có tần suất lặp lại rất cao, nên việc nghe nhiều đề trong này cũng giúp mình tăng điểm số.

2.2 Phương pháp làm bài và cách khắc phục lỗi sai phổ biến:

Đây là những lưu ý nhỏ mà tự mình đúc rút được sau quá trình tự ôn IELTS, mong là có thể giúp ích được mọi người phần nào:

1, Lỗi “có s” hay “không s”: mình cũng không nói tới các dấu hiệu giúp dự đoán như các yếu tố ngữ pháp nữa.

Cách đơn giản nhất là khi đọc trước câu hỏi, và dự đoán được từ cần điền là một danh từ, thì bạn cần phải “nghe có mục đích trước” là nghe kỹ xem người nói phát âm là “có s” hay “không s”; khi mình có toan tính trước là cần phải nghe kỹ từ này, thì bạn sẽ tránh được trường hợp nghe thấy từ đáp án là thích quá, ghi luôn đáp án, rồi không nhớ “có s” hay “không s”.

2, Nên download một danh sách tất cả những từ vựng thường gặp, và có tần suất gặp rất cao trong các bài thi nghe IELTS (bạn chỉ cần tra google là ra danh sách từ này).

3, Với mình dạng bài “Multiple choices” là dạng bài khó nhằn nhất, mình đã cố gắng làm chủ dạng bài này bằng cách đọc kỹ câu hỏi và gạch chân từ khóa trong câu hỏi và các đáp án; rồi so sánh các đáp án, tiếp theo, tìm ra mối liên hệ giữa các đáp án (tương đồng, hay đối nghịch,…), khả năng cao là đáp án của câu hỏi đó sẽ rơi vào đáp án na ná nhau, hoặc đối ngược nhau. Sau đó thì chỉ có tập trung nghe và khoanh chọn đáp án ngay khi nghe thấy đáp án đúng.

4, Thi thoảng mình cũng sẽ dùng phương pháp take note vì mình viết rất nhanh, nên cũng không ảnh hưởng đến tốc độ nghe của bài. Nhưng mình khuyên những bạn có khả năng viết không nhanh thì không nên áp dụng phương pháp này, mà nên tập trung nghe thôi.

5, Tận dụng thời gian để nghe mọi lúc,  mọi nơi khi có thể, mình nghe nhiều đến nỗi mình rất hứng thú và thích nghe, nên hơi chểnh mảng 3 kỹ năng còn lại (điều này cũng không tốt lắm). Các bạn nên cân đối thời gian, nhưng những khi có thời gian rảnh như nấu cơm, đi xe buýt,… bạn có thể tận dụng để luyện nghe.

6, Sau khi nghe xong, mình kiểm tra lại các đáp án (thời gian đầu có những câu sai, mình nghe đi nghe lại câu sai nhiều lần, đến khi nghe rõ mới thôi).

7, Kết thúc 1 bài nghe, mình lại học tập lại những từ vựng, cấu trúc hay, cách diễn đạt tự nhiên của người bản xứ để phục vụ cho kỹ năng Speaking và Writing.

Mình biết trên mạng có nhiều bộ đề “Recent Actual Tests”, cả bản sách và cả bản trên IOT, tuy nhiên, mình không thích nghe từ các nguồn này, vì giọng nói không sát với bài thi thật, nên mình chỉ dùng nguồn này để luyện Reading mà không luyện Listening.

Cuối cùng, quan trọng nhất mình nghĩ vẫn là Quyết tâm + Chăm chỉ. Chúc tất cả các bạn thành công!

Xem thêm Làm thế nào để đạt điểm cao khi thi Ielts? Bí quyết luyện thi hiệu quả nhất

Tin tức liên quan

Khám phá cuộc sống du học thú vị của Canada, Úc, Mỹ, Anh

20 February 2023
Cuộc sống du học là điều mà nhiều bạn học sinh thắc mắc. Bởi lẽ, bạn không chỉ học tập tại đây mà còn sinh hoạt, đi lại, kết bạn với những người của đất nước đó. Do thế, những vấn đề bạn quan tâm sẽ cần mở rộng để việc chuẩn bị, làm quen [...]

Tiết lộ mọi khía cạnh trong cuộc sống du học Anh

20 February 2023
Từ lâu, cuộc sống du học Anh đã là một chủ đề sôi nổi của nhiều bạn có ước mơ được đến đất nước này học tập. Nhưng đã nói về cuộc sống thì muôn màu, muôn vẻ mà khó ai có thể am hiểu tường tận hết tất cả những phương diện tại quốc [...]

Tất tần tật về cuộc sống du học Mỹ

20 February 2023
Du học luôn là mơ ước của nhiều bạn trẻ và Mỹ luôn là quốc gia được lựa chọn hàng đầu. Là cường quốc số 1 thế giới nên Mỹ luôn sôi động và náo nhiệt hơn bất kỳ nơi nào khác. Vậy cuộc sống du học Mỹ sẽ như thế nào? Nếu bạn đang [...]

Bản tin Visa